VĂN HÓA DÙNG ĐŨA CỦA NGƯỜI NHẬT BẠN ĐÃ BIẾT?
Nhắc đến “Đôi đũa” và “Văn hóa” hẳn là các bạn ngạc nhiên lắm phải không? Giống như các dân tộc khác ở phương Đông, người Nhật Bản cũng thường dùng đũa trong các bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, cách sử dụng đũa của người Nhật lại có những nét riêng độc đáo mang đậm nét văn hóa đặc trưng của người Nhật Bản. Cùng Kokono tìm hiểu, khám phá nét văn hóa đặc sắc nằm ở đôi đũa sử dụng hàng ngày của người Nhật nhé!
>>> Tìm hiểu thêm: Văn hóa người Nhật - Kiểu ngồi Seiza truyền thống
Nhật Bản từ lâu đã nổi tiếng là một đất nước truyền thống với nhiều phong tục, lễ nghi đa dạng. Đặc biệt, văn hóa dùng đũa trong bàn ăn cũng được quy định khá nghiêm ngặt kèm nhiều điều cấm kỵ ít ai ngờ. Do đó, khi sang Nhật hoặc thường xuyên tiếp xúc với người Nhật thì bạn nên tìm hiểu trước các nguyên tắc này để không phạm phải sai lầm nghiêm trọng khi ăn nhé.
Cách cầm đũa đúng:
- Chiếc đũa nằm dưới, đặt lên móng tay của ngón áp út, dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái để cố định lại.
- Chiếc đũa nằm trên, đặt nằm trên ngón tay giữa, sau đó dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái di chuyển nhẹ nhàng để gắp thức ăn.
- Khi dùng đũa gắp thức ăn chỉ có đũa nằm trên di chuyển, chiếc đũa nằm dưới cố định.
Cách lấy đũa:
- Lấy đũa bằng tay phải.
- Nhận đũa bằng tay trái.
- Đổi lại cách cầm đũa bằng tay phải.
Lưu ý: Để cầm đũa đúng và chính xác thực sự cần phải mất nhiều thời gian để thành thạo. Nếu bạn thực sự muốn học thì bạn nên luyện tập một mình ở nhà càng nhiều càng tốt, và cũng đừng nên lười giữ chúng chỉ vì không có ai xem bạn cả.
Nguyên tắc 1: Cách tách đũa gỗ
Các loại đũa tre/gỗ dùng một lần thường phải tách đôi trước khi sử dụng. Và trong văn hóa ăn của người Nhật cũng có quy định rõ ràng về việc này:
- Bạn nên tránh cầm đôi đũa theo chiều đứng trước mặt và tách sang hai bên.
- Cách làm đúng ở Nhật là bạn nên cầm đôi đũa theo chiều ngang và tách ra theo hướng từ trên xuống.
Có lẽ đây cũng là một cách thể hiện ý tứ tinh tế của người Nhật, nếu bạn tách đũa sang hai bên thì có khi bạn dùng lực quá nhiều sẽ trúng sang hai người ngồi bên cạnh.
Nguyên tắc 2: Không được cắm đũa vào bát cơm, đồ ăn
- Cắm đũa vào bát cơm chỉ được sử dụng cho người chết cũng như trong đám tang nên đây là điều cấm kỵ trong văn hóa dùng đũa của người Nhật Bản.
- Ngoài việc tránh cắm đũa vào bát cơm thì bạn cũng không nên cắm đũa vào thức ăn để đưa vào miệng mà hãy dùng đũa gắp sẽ lịch sự hơn. Người Nhật cho rằng, việc cắm đũa vào món ăn là hành động thiếu tôn trọng đối với người đã nấu ra món ăn đó.
Nguyên tắc 3: Không gác đũa ngang bát cơm
Hành động gác đũa ngang bát thế này sẽ khiến người khác hiểu rằng bạn đã no, không muốn ăn nữa hoặc thức ăn không ngon. Do đó, tốt nhất nếu dừng đũa thì bạn chỉ nên gác lên đồ gác đũa đã chuẩn bị sẵn.
Nguyên tắc 4: Đừng ăn ngay lập tức từ những món ăn chung
Hãy lấy thức ăn từ những món ăn đã được chia ra và đặt chúng vào đĩa hoặc bát của bạn trước khi ăn.
Nguyên tắc 5: Không và cơm trực tiếp vào miệng
Thói quen này có lẽ người Việt Nam sẽ mắc lỗi nhiều nhất khi sang Nhật. Bởi ở Việt Nam thì thói quen này là bình thường nhưng ở Nhật lại là điều tối kỵ và không lịch sự. Ngoài ra, do cơm ở Nhật thường có độ dính nên bạn chỉ cần dùng đũa gắp từng đũa cơm cho vào miệng là được.
Nguyên tắc 6: Không cắn đầu đũa
Thói quen cắn đầu đũa sẽ bị xem là bất lịch sự khi ngồi trên mâm cơm với người Nhật. Việc cắn đầu đũa này không chỉ tạo ra âm thanh mà còn mất vệ sinh khi nước bọt của bạn dính trên đũa sau đó lại gắp vào thức ăn chung.
Nguyên tắc 7: Không di chuyển đũa hướng vào người đối diện khi nói chuyện
Nhiều bạn có thói quen di chuyển đôi đũa qua lại khi trò chuyện trong mâm cơm. Thế nhưng, đây không chỉ là điều bất lịch sự ở Nhật mà ngay cả Việt Nam cũng tránh thói quen này.
Nguyên tắc 8: Không nên cầm đồng thời bát canh và đôi đũa
Nếu bạn muốn uống canh thì nên bỏ hẳn đũa xuống. Bởi nếu cầm theo đôi đũa sẽ gây vướng víu và có khả năng làm rơi đũa hoặc đổ bát canh. Văn hóa ăn uống của người Nhật rất từ tốn và tinh tế, do đó mọi hành động làm rơi vãi hoặc đổ thức ăn đều khiến người cùng mâm cơm không hài lòng.
Đối với người Nhật đôi đũa không chỉ đơn thuần là hai chiếc đũa để ăn mà nó còn chứa đựng bên trong đó những văn hóa đặc trưng của đất nước họ. Thật thú vị phải không nào? Thông tin mà Kokono chia sẻ cho bạn về “Văn hóa dùng đũa của người Nhật Bản” bổ ích chứ? Hãy chia sẻ những thông tin hữu ích này tới bạn bè của bạn nhé!
Kokono chúc bạn sức khỏe và thành công!!!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
___Hotline: 0989.212.668
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
BTV – Vũ Lương
HỆ THỐNG KOKONO TẠI 48 CHI NHÁNH TRÊN TOÀN QUỐC
TẠI HÀ NỘI
-
TRỤ SỞ CHÍNH: Số 04 – Ngõ 322 Lê Trọng Tấn – Thanh Xuân – Hà Nội
-
Cơ sở 2: Đường Liên Cơ (đầu đường Nguyễn Cơ Thạch rẽ phải) – Cầu Giấy – Hà Nội
-
Cơ sở 3: Đường Nguyễn Chí Thanh – Đống Đa – Hà Nội
-
Cơ sở 4: Đường Minh Khai – Hai Bà Trưng – Hà Nội
-
Cơ sở 5: Khu Đô Thị Việt Hưng – Long Biên – Hà Nội
-
Cơ sở 6: Đường Ngô Thì Nhậm – Hà Đông – Hà Nội
-
Cơ sở 7: Đường Thanh Liệt (Gần UBND xã Thanh Liệt, gần Chùa Bằng) – Thanh Trì – Hà Nội
-
Cơ sở 8: Chợ Tó – Uy Nỗ – Thị Trấn Đông Anh – Hà Nội
-
Cơ sở 9: Đường Đinh Tiên Hoàng – Thị xã Sơn Tây – Hà Nội
MIỀN BẮC
-
Trụ sở chính Miền Bắc: Số 31 Lê Văn Thịnh – P. Suối Hoa – TP. Bắc Ninh
-
Cơ sở 2: Đường Lạch Tray, P. Đằng Giang, Q. Ngô Quyền – TP. Hải Phòng
-
Cơ sở 3: Phố Kim Đồng, P. Trần Hưng Đạo, TP. Thái Bình, tỉnh Thái Bình
-
Cơ sở 4: Đường Trần Nguyên Hán – P.Thọ Xương – TP. Bắc Giang
-
Cơ sở 5: Đường Chu Văn An – Hoàng Văn Thụ – TP. Thái Nguyên
-
Cơ sở 6: Đường Lê Phụng Hiểu – P. Đông Ngàn – Thị xã Từ Sơn – Bắc Ninh
-
Cơ sở 7: Đường Chu Văn An – TP. Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc
-
Cơ sở 8: Đường Ngô Gia Tự – P. Hùng Vương – Thị xã Phúc Yên – Vĩnh Phúc
-
Cơ sở 9: Đường Nguyễn Văn Cừ – TP. Hạ Long – Quảng Ninh
-
Cơ sở 10: Khu 10 – P. Nông Trang – TP. Việt Trì – Tỉnh Phú Thọ
-
Cơ sở 11: Đường Canh Nông – P. Quang Trung – TP. Hải Dương – Hải Dương
-
Cơ sở 12: Đường Nguyễn Văn Linh – TP. Hưng Yên – Hưng Yên
-
Cơ sở 13: Đường Quy Lưu, P. Minh Khai – TP. Phủ Lý – Tỉnh Hà Nam
-
Cơ sở 14: Đường Tràng An – P. Tân Thành – TP. Ninh Bình – Tỉnh Ninh Bình
-
Cơ sở 15: Thị trấn Bần – Yên Nhân – Mỹ Hào – Hưng Yên
MIỀN TRUNG
-
Cơ sở 1: Đường Đình Hương – P. Đồng Cương – TP. Thanh Hoá
-
Cơ sở 2: Đường Phong Định Cảng – P. Trường Thi – TP. Vinh – Tỉnh Nghệ An
-
Cơ sở 3: Đường Hà Huy Tập – TP. Hà Tĩnh – Tỉnh Hà Tĩnh
-
Cơ sở 4: Đường Ngô Quyền P. Vĩnh Ninh – TP. Huế – Tỉnh Thừa Thiên Huế
-
Cơ sở 5: Đường Lê Sát – P. Hoà Cường Nam – Q. Hải Châu – Tp Đà Nẵng
MIỀN NAM
-
Trụ sở chính Miền Nam: Phòng P.3.02 Toà nhà Green Building – Số 540/1 Đường Cách Mạng Tháng 8 – Quận 3 – TP. Hồ Chí Minh
-
Cơ sở 2: Lầu 6 – Phòng A16 – T6 – Chung cư Phúc Lộc Thọ – Số 35 Đường Lê Văn Chí – P. Linh Trung – Quận Thủ Đức – TP. Hồ Chí Minh
-
Cơ sở 3: Đại Lộ Bình Dương – Hiệp Thành – TP. Thủ Dầu Một – Tỉnh Bình Dương
-
Cơ sở 4: Đường Bà Sa – Khu phố Bình Minh 2 – Thị xã Dĩ An – Bình Dương
-
Cơ sở 5: Đường Hà Huy Giáp – P. Quyết Thắng – TP. Biên Hoà – Tỉnh Đồng Nai
-
Cơ sở 6: Đường Phan Chu Trinh – TP. Vũng Tàu – Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
MIỀN TÂY
-
Trụ sở chính Miền Tây: Số 390S/9, KV3 (Đường Nguyễn Văn Cừ kéo dài), P. An Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
-
CS 2: Đường Trần Phú, Phường 4, TP. Vĩnh Long, Tỉnh Vĩnh Long
-
CS 3: Đường Phạm Ngũ Lão, Phường 1, TP. Trà Vinh, Tỉnh Trà Vinh
-
CS 4: Đường Hai Bà Trưng, Phường 1, TP. Bến Tre, Tỉnh Bến Tre
-
CS 5: Đường Hùng Vương, TP. Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang
-
CS 6: Đường Trần Hưng Đạo – TP. Long Xuyên – Tỉnh An Giang
-
CS 7: Phường 6, TP. Tân An, tỉnh Long An
-
CS 8: Đường Võ Trường Toản, Phường 1, TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
-
CS 9: Đường Nguyễn Hùng Sơn, Vĩnh Thanh Vân, TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
-
CS 10: Đường Lê Thị Riêng, Phường 5, TP. Cà Mau (Khu Đô Thị Đông Bắc)
-
CS 11: Đường Tôn Đức Thắng, Khóm 7, Phường 1, TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
KOKONO – NƠI Ý CHÍ VƯƠN XA