VĂN HÓA NGƯỜI NHẬT – KIỂU NGỒI SEIZA TRUYỀN THỐNG
Xứ sở mặt trời mọc từ trước tới nay vẫn luôn nổi tiếng với thế giới về vô vàn nét truyền thống văn hóa và phong tục độc đáo. Một trong những nét truyền thống văn hóa của người Nhật đó chính là kiểu ngồi Seiza của người Nhật Bản. Bạn đang có kế hoạch, dự định du lịch Nhật Bản hay to lớn hơn là bạn chuẩn bị đi du học Nhật Bản thì bạn không thể bỏ qua bài viết này được, chắc chắn nó sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều đấy. Cùng Kokono tìm hiểu kiểu ngồi Seiza truyền thống của người Nhật nhé!
Seiza (Tư thế ngồi quỳ của người Nhật)
Seiza (正座) tức Chính tọa. Là một kiểu ngồi (Quỳ) trang trọng của Nhật Bản.
1. Lịch Sử:
Không ai rõ Seiza có từ lúc nào. Trước thời kỳ Edo, kiểu ngồi tương tự Seiza đã được các samurai và những nghệ nhân trà đạo thực hành và được gọi là Kashikomaru hoặc Tsubau. Đến đầu thời kỳ Edo, chính xác là từ thời Shogun Tokugawa Iemitsu, từ Seiza xuất hiện và trở nên phổ biến.
Ban đầu, đây là kiểu ngồi quy định cho các Daimyo khi đến gặp Shogun, hoặc Shogun khi tham bái thần linh. Về sau, nó được các Daimyo mang về lãnh địa của mình và buộc các võ sĩ thực hành, dần dần được phổ biến xuống cả hạng dân thường.
2. Thế nào là ngồi quỳ đúng chuẩn Seiza?
Hiện nay kiểu ngồi quỳ Seiza đã được Nhật Bản chính thức công nhận là cách ngồi chuẩn lễ nghi ở Nhật. Kiểu ngồi này đã được quy định rất rõ ràng về tư thế ngồi cũng như hướng dẫn ngồi thế nào cho đúng:
Kiểu ngồi Seiza chuẩn người Nhật: Hai ngón chân cái của hai chân xếp lên nhau, khoảng cách giữa hai đầu gối là 10 đến 15cm đối với đàn ông, đối với phụ nữ thì trong khả năng có thể khép gần vào nhau, thẳng lưng, hai tay để trên đùi, đầu hướng thẳng, miệng khép , mắt nhìn về phía trước.
Ngồi cũng là nghệ thuật của người Nhật!
3. Lưu ý kiểu ngồi Seiza
Khi ngồi đúng chuẩn Seiza chắc chắn các bạn sẽ cảm thấy bị gò bó, đau khớp chân, đầu gối và ngồi lâu sẽ bị tê chân mất cảm giác. Để có thể ngồi lâu theo kiểu ngồi quỳ Seiza này các bạn cần phải kiên trì tập luyện và một mẹo đó là đừng nghĩ gì về đôi chân cả hãy tĩnh tâm và thư giãn hết sức có thể. Khi bạn đã bị tê chân, việc đứng lên không đúng cách cũng rất nguy hiểm. Rất nhiều bạn sau khi tập ngồi Seiza đứng lên đã bị ngã khá đau, tuy không bị nặng nhưng đôi khi cũng rất nguy hiểm vì thế các bạn chú ý khi đứng lên có thể dùng tay để chống và lúc đứng lên hãy đứng lên thật nhanh và đứng thẳng nhé.
4. Kiểu ngồi Seiza có ý nghĩa như thế nào?
Tại sao người Nhật lại tạo ra một cách ngồi Seiza gò bó và gây tê mỏi cho đôi chân như vậy?
Việc ngồi quỳ Seiza truyền thống thực chất là kết hợp của ngồi thiền và kiểu ngồi chầu từ thời Edo, kiểu ngồi Seiza này vừa thể hiện sự tôn trọng đối với người khác vừa tạo ra sự ức chế cho bản thân trong khi tư thế phải giữ nguyên và vẫn giữ được sự bình tĩnh. Kiểu ngồi này ngụ ý con người sống phải có lễ nghĩa đồng thời luôn biết kiềm chế bản thân trong mọi tình huống.
Kiểu ngồi Seiza truyền thống – Văn hóa của người Nhật vẫn được duy trì trong nhiều gia đình, tầm quan trọng của Seiza trong lòng người Nhật vẫn luôn được người Nhật ý thức và gìn giữ cho một nét đẹp văn hóa cổ truyền. Với những chia sẻ của Kokono, bạn đã hình dung rõ kiểu ngồi Seiza truyền thống và tầm quan trọng của nó với người dân Nhật Bản chưa?
Kokono chúc bạn sức khỏe và thành công!!!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
___Hotline: 0989.212.668
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
BTV – Vũ Lương
HỆ THỐNG KOKONO TẠI 48 CHI NHÁNH TRÊN TOÀN QUỐC
TẠI HÀ NỘI
-
TRỤ SỞ CHÍNH: Số 04 – Ngõ 322 Lê Trọng Tấn – Thanh Xuân – Hà Nội
-
Cơ sở 2: Đường Liên Cơ (đầu đường Nguyễn Cơ Thạch rẽ phải) – Cầu Giấy – Hà Nội
-
Cơ sở 3: Đường Nguyễn Chí Thanh – Đống Đa – Hà Nội
-
Cơ sở 4: Đường Minh Khai – Hai Bà Trưng – Hà Nội
-
Cơ sở 5: Khu Đô Thị Việt Hưng – Long Biên – Hà Nội
-
Cơ sở 6: Đường Ngô Thì Nhậm – Hà Đông – Hà Nội
-
Cơ sở 7: Đường Thanh Liệt (Gần UBND xã Thanh Liệt, gần Chùa Bằng) – Thanh Trì – Hà Nội
-
Cơ sở 8: Chợ Tó – Uy Nỗ – Thị Trấn Đông Anh – Hà Nội
-
Cơ sở 9: Đường Đinh Tiên Hoàng – Thị xã Sơn Tây – Hà Nội
MIỀN BẮC
-
Trụ sở chính Miền Bắc: Số 31 Lê Văn Thịnh – P. Suối Hoa – TP. Bắc Ninh
-
Cơ sở 2: Đường Lạch Tray, P. Đằng Giang, Q. Ngô Quyền – TP. Hải Phòng
-
Cơ sở 3: Phố Kim Đồng, P. Trần Hưng Đạo, TP. Thái Bình, tỉnh Thái Bình
-
Cơ sở 4: Đường Trần Nguyên Hán – P.Thọ Xương – TP. Bắc Giang
-
Cơ sở 5: Đường Chu Văn An – Hoàng Văn Thụ – TP. Thái Nguyên
-
Cơ sở 6: Đường Lê Phụng Hiểu – P. Đông Ngàn – Thị xã Từ Sơn – Bắc Ninh
-
Cơ sở 7: Đường Chu Văn An – TP. Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc
-
Cơ sở 8: Đường Ngô Gia Tự – P. Hùng Vương – Thị xã Phúc Yên – Vĩnh Phúc
-
Cơ sở 9: Đường Nguyễn Văn Cừ – TP. Hạ Long – Quảng Ninh
-
Cơ sở 10: Khu 10 – P. Nông Trang – TP. Việt Trì – Tỉnh Phú Thọ
-
Cơ sở 11: Đường Canh Nông – P. Quang Trung – TP. Hải Dương – Hải Dương
-
Cơ sở 12: Đường Nguyễn Văn Linh – TP. Hưng Yên – Hưng Yên
-
Cơ sở 13: Đường Quy Lưu, P. Minh Khai – TP. Phủ Lý – Tỉnh Hà Nam
-
Cơ sở 14: Đường Tràng An – P. Tân Thành – TP. Ninh Bình – Tỉnh Ninh Bình
-
Cơ sở 15: Thị trấn Bần – Yên Nhân – Mỹ Hào – Hưng Yên
MIỀN TRUNG
-
Cơ sở 1: Đường Đình Hương – P. Đồng Cương – TP. Thanh Hoá
-
Cơ sở 2: Đường Phong Định Cảng – P. Trường Thi – TP. Vinh – Tỉnh Nghệ An
-
Cơ sở 3: Đường Hà Huy Tập – TP. Hà Tĩnh – Tỉnh Hà Tĩnh
-
Cơ sở 4: Đường Ngô Quyền P. Vĩnh Ninh – TP. Huế – Tỉnh Thừa Thiên Huế
-
Cơ sở 5: Đường Lê Sát – P. Hoà Cường Nam – Q. Hải Châu – Tp Đà Nẵng
MIỀN NAM
-
Trụ sở chính Miền Nam: Phòng P.3.02 Toà nhà Green Building – Số 540/1 Đường Cách Mạng Tháng 8 – Quận 3 – TP. Hồ Chí Minh
-
Cơ sở 2: Lầu 6 – Phòng A16 – T6 – Chung cư Phúc Lộc Thọ – Số 35 Đường Lê Văn Chí – P. Linh Trung – Quận Thủ Đức – TP. Hồ Chí Minh
-
Cơ sở 3: Đại Lộ Bình Dương – Hiệp Thành – TP. Thủ Dầu Một – Tỉnh Bình Dương
-
Cơ sở 4: Đường Bà Sa – Khu phố Bình Minh 2 – Thị xã Dĩ An – Bình Dương
-
Cơ sở 5: Đường Hà Huy Giáp – P. Quyết Thắng – TP. Biên Hoà – Tỉnh Đồng Nai
-
Cơ sở 6: Đường Phan Chu Trinh – TP. Vũng Tàu – Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
MIỀN TÂY
-
Trụ sở chính Miền Tây: Số 390S/9, KV3 (Đường Nguyễn Văn Cừ kéo dài), P. An Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
-
CS 2: Đường Trần Phú, Phường 4, TP. Vĩnh Long, Tỉnh Vĩnh Long
-
CS 3: Đường Phạm Ngũ Lão, Phường 1, TP. Trà Vinh, Tỉnh Trà Vinh
-
CS 4: Đường Hai Bà Trưng, Phường 1, TP. Bến Tre, Tỉnh Bến Tre
-
CS 5: Đường Hùng Vương, TP. Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang
-
CS 6: Đường Trần Hưng Đạo – TP. Long Xuyên – Tỉnh An Giang
-
CS 7: Phường 6, TP. Tân An, tỉnh Long An
-
CS 8: Đường Võ Trường Toản, Phường 1, TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
-
CS 9: Đường Nguyễn Hùng Sơn, Vĩnh Thanh Vân, TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
-
CS 10: Đường Lê Thị Riêng, Phường 5, TP. Cà Mau (Khu Đô Thị Đông Bắc)
-
CS 11: Đường Tôn Đức Thắng, Khóm 7, Phường 1, TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
KOKONO – NƠI Ý CHÍ VƯƠN XA