Hotline:  0989.212.668
Tiếng Việt

Phương pháp học chữ Hán nhanh và dễ nhớ nhất

Cập nhật: 04/12/2018
Lượt xem: 974

Phương pháp học chữ Hán nhanh và dễ nhớ nhất

 Khi học tiếng Trung, có lẽ điều làm các bạn đau đầu nhất chính là nỗi lo mang tên “chữ Hán”. Bởi chữ Hán là một dạng chữ viết biểu ý, tượng hình, chứ không phải là dạng chữ ghép theo phiên âm như tiếng Việt. Chữ Hán lại nhiều nét, nhiều bộ, học để nhớ ngay thì dễ nhưng để nhớ lâu thì không phải chuyện đơn giản. Hôm nay, KOKONO sẽ chia sẻ 5 phương pháp học chữ Hán nhanh và dễ nhớ nhất, các bạn hãy cùng theo dõi và áp dụng nhé!

Phương pháp học chữ Hán nhanh và dễ nhớ nhất

1. Phương pháp chiết tự

Chiết tự nảy sinh trên cơ sở nhận thức về tượng hình của chữ Hán, cách ghép các bộ thủ, cách bố trí các bộ, các phần của chữ. Trên phương diện nào đó, chiết tự chính là sự vận dụng phân tích chữ Hán một cách linh hoạt sáng tạo.

Phương pháp chiết tự có nghĩa là “tách chữ để nhớ chữ”. Ví dụ, chữ nghĩa là “nghỉ ngơi”, chữ này được ghép từ chữ(người) và chữ(cây), như vậy chữ có nghĩa là khi người ta làm việc mệt nhọc thì ngồi nghỉ tại gốc cây. Hay chữ có nghĩa là “tốt”, được ghép bởi chữ (phụ nữ) và chữ (con trai), theo quan niệm phong kiến xưa của Trung Quốc, phụ nữ sinh được con trai mới là tốt.

Từ những ví dụ trên, chúng ta thấy, chiết tự chính là sự vận dụng phân tích chữ một cách linh hoạt và sáng tạo theo một tư duy logic nhất định. Tư duy logic này sẽ giúp chúng ta nhớ chữ lâu hơn.

2. Phương pháp học theo bộ thủ

Đa số chữ Hán đều cấu tạo từ nhiều bộ thủ, một phần biểu nghĩa, một phần biểu âm, vì thế có thể dựa vào bộ thủ để phán đoán nghĩa và âm đọc.

Tiếng Trung có 214 bộ thủ, mỗi bộ thủ đều mang một ý nghĩa riêng, việc nắm vững được các bộ thủ sẽ giúp ích rất nhiều cho việc học và ghi nhớ chữ Hán. Ví dụ như, những chữ có bộ thì thường liên quan đến nước, sông, hồ,…, bộ thường liên quan đến tình cảm, cảm xúc, hay đa phần những chữ có bộ như , , , , , đều được đọc là “shēng”.

Mỗi bộ thủ đều mang một ý nghĩa riêng, vì vậy chúng ta nên chú tâm học thuộc các bộ thủ để giúp ích cho việc học chữ Hán của chúng ta. Chúng mình có thể kết hợp phương pháp này với phương pháp chiết tự để có thể học chữ Hán nhanh nhớ nhất.

3. Phương pháp phân biệt chữ gần giống nhau

Chữ Hán có rất nhiều chữ có cách viết tương tự nhau hoặc gần giống nhau. Nếu không để ý và phân biệt rõ ràng sẽ rất dễ nhầm lẫn. Ví dụ như: nhóm chữ ; ; ; 爪瓜; 贝见; 墫威 .

Phương pháp học chữ Hán nhanh và dễ nhớ nhất

Trong giai đoạn mới tiếp xúc với chữ Hán, các bạn sẽ cảm thấy những chữ này rất giống nhau nên thường xuyên viết nhầm. Bạn hãy để liệt kê những chữ giống nhau này và xem kỹ xem chúng có những điểm gì khác nhau, nghĩa của từng chữ là gì để phân biệt chúng. Chỉ cần lưu tâm một chút là có thể dễ dàng nhận ra sự khác nhau giữa chúng.

4. Phương pháp liên tưởng tượng hình

Chữ Hán là dạng chữ tượng hình, tức là chữ viết dùng để mô phỏng lại hình ảnh thực tế của đồ vật đó ngoài đời. Vì thế, việc liên tưởng tượng hình cũng sẽ giúp ích rất nhiều cho việc nhớ chữ và thuộc chữ. Những chữ này xuất hiện khá nhiều trong hệ thống Hán tự hiện đại. Ví dụ như: (tay), (miệng), (ruộng), (nước), (chân)...

Những chữ Hán cấu tạo theo nguyên tắc tượng hình ban đầu rất gần với sự thật, về sau cùng với quá trình phát triển và hoàn thiện của chữ Hán, các chữ viết này được đường nét hóa, kí hiệu hóa và khác xa so với hình dạng ban đầu.

Phương pháp học chữ Hán nhanh và dễ nhớ nhất

Đa số các chữ tượng hình là các thể độc lập với nhiệm vụ cấu thành nên các từ tiếng Hán khác mà bây giờ chúng ta có thể thấy nhiều ở các bộ thủ. Vì vậy, khi học chữ Hán, hãy để cho trí tưởng tượng bay xa bạn nhé!

5. Mưa dầm thấm lâu

Sử dụng những phương pháp học chữ Hán ở trên giúp bạn nhớ chữ Hán rất nhanh, nhưng nếu không chăm chỉ học chữ Hán thì có sử dụng phương pháp nào cũng rất mau quên. Vì vậy, việc học chữ Hán gắn liền với câu "mưa dầm thấm lâu".

Phương pháp học chữ Hán nhanh và dễ nhớ nhất

Bạn có thể học từ tiếng Hán ở bất kì nơi đâu và bất kì khi nào! Tìm những phương pháp học phù hợp với bản thân. Mình thường dán các mẩu giấy ghi nhớ ngay trước bàn học, vẽ thêm hình liên tưởng do chính bản thân sáng tạo ra, nhìn nó hàng ngày không sớm thì muộn cũng sẽ phải nhớ. Có những lúc bạn sẽ bắt gặp một chữ Hán trên đường đi hay trên những quảng cáo chẳng hạn, hãy đoán xem nó là từ hay cụm từ gì và viết ngay lại nhé! Cách học này rất hữu ích đấy!

Một điều nữa là việc học chữ Hán luôn gắn liền với ngữ cảnh. Chỉ có những vấn đề đã được lý giải, thấu hiểu kỹ càng mới có thể ghi nhớ sâu sắc được. Vì thế, liên hệ với ngữ cảnh chính là phương pháp ghi nhớ hiệu quả.

Hi vọng với 5 phương pháp học chữ Hán mà KOKONO chia sẻ trên đây sẽ phần nào giúp các bạn học và nhớ chữ Hán tốt hơn. Chúc các bạn học tiếng Trung thật vui và hiệu quả.

 Xem thêm:

>>> 
Phát âm tiếng Trung cực chuẩn với phiên âm Pinyin

>>> Thanh điệu và những quy tắc phát âm cần nhớ

TRẢI NGHIỆM HỌC TIẾNG TRUNG CỰC CHẤT

Từ vựng tiếng Trung chủ đề gia đình

 

 

 


Về chúng tôi
Trải qua hơn 10 năm hình thành và phát triển, Công ty CP Tư vấn Du học KOKONO - Đơn vị thành viên thuộc TẬP ĐOÀN KẾ TOÁN HÀ NỘI hoạt động thành công trong lĩnh vực tư vấn du học Nhật Bản vừa học vừa làm
CÔNG TY CP TƯ VẤN DU HỌC KOKONO
Trụ sở chính: Số 04 ngõ 322 Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội
Trụ sở Miền Nam: Số 41 Vân Côi, phường 7, Quận Tân Bình, TP. HCM
Hotline Du Học: 0989.212.668
Hotline Học Tiếng: 0989.129.886 - 0913.828.222
Email: duhockokono@gmail.com
Khóa học kế toán tổng hợp thực hành thực tế tại Hà Nội, TP.HCM
Học Kanji N5 Tiếng Nhật qua hình ảnh và chiết tự